Siêu khuyến mãi giảm giá sốc

Có nên phòng ngừa và điều trị bệnh mỡ máu bằng thảo dược

Vi Thị Thảo Vân | 10/02/2023

 

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là một thành phần cơ bản có trong máu. Ở người bình thường, lượng lipid máu ở mức ổn định và không gây ra nguy hiểm.

 

Mỡ máu trở thành căn bệnh chỉ khi lượng mỡ mất đi sự cân bằng, dẫn tới sự lắng đọng của mỡ trong thành mạch máu, lâu dần làm cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, như tiểu đường, suy giảm chức năng gan thận, đau tê tay chân, cao huyết áp, tim mạch… nguy hiểm hơn là những biến chứng làm đe dọa đến tính mạng người bệnh.

 

Phải điều trị bệnh là một gánh nặng về sức khỏe và tâm lý với mỗi bệnh nhân. Có những trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc Tây trong thời gian rất dài, thậm chí là suốt cuộc đời, và thường để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

 

Điều đó khiến cho nhiều người trở nên quan tâm hơn tới những dòng thuốc cổ truyền, thuốc thảo dược. Vậy với bệnh nhân mỡ máu, dùng thảo dược liệu có tốt không? dùng như thế nào để nó phát huy được tác dụng là vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc.

 

Mỡ máu tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng như những căn bệnh tim mạch, nhưng cũng là căn bệnh khá nguy hiểm. Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan vì bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa được.

 

Trong y học cổ truyền, có rất nhiều loại thực vật có chức năng thải độc gan, bồi cổ cơ thể và giảm cholesterol. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, gồm cả các quốc gia tiên tiến, cũng đang tiến hành tìm tòi, nghiên cứu để sản xuất ra những loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên trong điều trị và phòng ngừa mỡ máu.

 

Ưu điểm của thảo dược so với Tây dược

Các loại thuốc Tây dược về bản chất chính được tổng hợp từ các thành phần hóa chất và có khả năng điều trị nhanh. Tuy nhiên, tác dụng phụ của các loại thuốc Tây y là điều không tránh khỏi khi sử dụng trong thời gian dài.

 

Khi một chất được nạp vào cơ thể và được hấp thụ hết tác dụng, chúng sẽ bị thải ra. Gan và thận chính là những cơ quan đảm nhiệm chức năng thải độc này. Do đó mà hai cơ quan này luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất khi phải làm việc liên tục, và khả năng suy giảm chức năng gan thận cũng nằm trong nguy cơ cao nhất những tác dụng phụ mà người dùng thuốc Tây phải đối mặt.

 

Trước khi thuốc Tây trở nên phổ biến, các phương Tây và đặc biệt là phương Đông như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Việt Nam… vẫn coi thảo dược là lựa chọn hàng đầu trong điều trị các loại bệnh. Bởi vậy nên đặc tính và công dụng của các loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh rất rõ ràng trong thực tiễn.

 

Những loại thảo dược trong điều trị và phòng ngừa mỡ máu

 

Trà xanh

 

Trà là thức uống được ưa chuộng của nhiều người và được trồng phổ biến ở nhiều địa bàn tại Việt Nam. Các chuyên gia tìm thấy trong trà xanh hợp chất mang tên cachein, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo, nên có tác dụng giảm lượng triglyceride (chất béo trung tính), giảm lượng cholesterol xấu.

 

 

Cách chế biến trà lại vô cùng đơn giản. Chỉ cần đun sôi lá chè xanh từ 3-5 phút là bạn đã có ngay một ly trà thơm ngon và hữu ích.

 

Tam thất

 

Tam thất là một trong những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Đặc biệt là hầu hết các bộ phận của tam thất đều có thể dùng làm thuốc, từ củ tới nụ, hoa.

 

 

Sử dụng nụ hoa tam thất có có tác dụng cải thiện bệnh mất ngủ, bệnh huyết áp cao, giải độc gan, giảm cân và hạ mỡ máu. Hoạt chất GS4 có trong nụ hoa sẽ tác động vào các quá trình hấp thu đường ở ruột, tăng sử dụng đường ở các cơ, bài tiết cholesterol toàn phần, giảm lipid trong máu và gan, nhờ vậy mà người sử dụng có thể kiểm soát được lượng đường và lipid máu.

 

Giảo cổ lam điều trị mỡ máu

 

Giảo cổ lam là một loại thảo dược nổi tiếng chuyên điều trị mỡ máu, tiểu đường. Trong y học cổ truyền, loài cây này được dùng trong các bài thuốc bổ gan bổ thận. Những tác dụng của giảo cổ lam được chứng minh tương đương với atorvastatin – loại thuốc đứng đầu trong danh sách sản phẩm Tây dược về điều trị mỡ máu.

 

Hoạt chất saponin có trong thảo dược này có khả năng hấp thu các hạt lipid dư thừa trong máu, giảm độ nhớt của máu từ đó làm sạch thành mạch máu, kiểm soát tốt bệnh mỡ máu, tiểu đường và làm giảm rõ rệt nguy cơ xơ vữa động mạch.

 

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ giảo cổ lam mà người dùng có thể lựa chọn, như trà giảo cổ lam, viên uống bảo vệ sức khỏe, các thực phẩm chức năng khác.

 

Lá sen

 

Sen không chỉ là một biểu tượng, mà còn là một loài cây vô cùng hữu ích với khả năng sử dụng của tất cả các bộ phận từ rễ, lá, hạt, tới thân (ngó) sen.

 

Lá sen có tính chất thanh nhiệt và bình can, được chứng minh là có lợi cho những người bị bệnh béo phì, thừa cân. Tác dụng trị mỡ máu của lá sen không đáng kể nếu được dùng một mình, nhưng khi kết hợp với một số loại thảo dược khác thành bài thuốc, thì lá sen sẽ trở nên rất hữu ích cho người bị mỡ máu.

 

Một số nghiên cứu về đặc tính y học của lá sen cho thấy nó rất hữu ích trong kiểm soát lipid tự do, có tác dụng nhất định trong điều hòa lipid máu. Tuy vậy, không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng lá sen mà cần phải có sự tư vấn của các thầy thuốc am hiểu về y học cổ truyền để có liều lượng thích hợp.

 

Quả sơn trà giúp điều trị mỡ máu

 

Sơn trà là loại quả chứa nhiều vitamin, xác axit amin và khoáng chất. Sơn trà là loại quả có lợi cho nhiều đối tượng, gồm cả người già, trẻ em, phụ nữ có thai, những người có bệnh như mỡ máu, huyết áp…

 

Nếu tây dược chỉ tập trung vào xử lý một vấn đề sức khỏe cụ thể, thì thảo dược có khả năng cho tác dụng cùng lúc lên nhiều cơ quan khác nhau. Mặc dù khả năng chữa bệnh và giải quyết triệt để các triệu chứng bệnh của thảo dược không nhanh và mạnh như tây dược, nhưng chỉ có sử dụng thảo dược mới có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà tây dược không thể có được.

 

Do vậy, kết hợp giữa tây dược và thảo dược một cách hài hòa thì bệnh mỡ máu sẽ được kiểm soát triệt để. Mong rằng bài viết chia sẻ này sẽ giúp các bệnh nhân mỡ máu tự tin hơn khi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

 

 

Danh mục

Giỏ hàng