Siêu khuyến mãi giảm giá sốc

Đậu nành dược liệu là gì? tìm hiểu về đậu nành dược liệu

Vi Thị Thảo Vân | 10/02/2023

 

Trong bài viết này Siêu thảo dược sẽ gửi đến các bạn một khái niệm mới: Đậu nành dược liệu. Đây có phải là một giống đậu mới hay không. Các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

 

Đậu nành dược liệu là gì?

Đậu nành, hay đậu tương xưa nay không chỉ nổi tiếng là một loại thực phẩm quý giá và bổ dưỡng mà còn được sử dụng như một “dược liệu” nhờ giá trị dinh dưỡng cao cũng như công dụng không thể thay thế của nó đối với ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra những hạt đậu nành chuyên dụng với hàm lượng dinh dưỡng đạt chuẩn, sử dụng trong ngành dược  hay còn gọi là đậu nành dược liệu.

 

Đậu nành dược liệu có dễ trồng?

Để đưa một loại cây nông nghiệp truyền thống thành một cây dược liệu đòi hỏi những quy trình trồng trọt rất khắt khe nhằm đảm bảo hàm lượng hoạt chất isoflavone cao tối ưu.. Nếu như đậu nành thực phẩm thường giàu protein và chất xơ thì đậu nành dược liệu lại ghánh vác “trọng trách” hỗ trợ điều trị bệnh, phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe nên quy trình chọn lựa giống và chăm sóc vô cùng khác biệt: 

 

Xem thêm: 5 tác dụng của mầm đậu nành đối với sắc đẹp phụ nữ

Tiêu chuẩn về giống: 

Giống đậu nành dược liệu bắt buộc phải là loại thuần chủng hoàn toàn, không biến đổi gen.

Giống đậu nành dược liệu phải là giống đậu nành cho hàm lượng isoflavone cao tối ưu, giàu Omega và vitamin E.

 

Mầm đậu nành ủ tiêu chuẩn làm dược liệu

 

Kỹ thuật chăm sóc khắt khe, theo tiêu chuẩn của GACP-WHO:

Khu nhân giống: Giống cây đậu nành phải đảm bảo thuần chủng,  không biến đổi gen. Khu nhân giống riêng, tránh pha tạp, chọn hạt giống và cây trồng tốt trước khi gieo trồng.

 

Khu vực vùng trồng: Vùng trồng có khí hậu và thổ nhưỡng đảm bảo cho hoạt chất isoflavone trong hạt đậu ở mức tối ưu. Khu vực trồng cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, đất, nước… được kiểm nghiệm định kỳ, đảm bảo không bị tạp nhiễm…

 

Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản: Không phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn cây lớn, không phun thuốc diệt cỏ, chọn thời điểm thu hoạch để có hàm lượng isoflavone ở mức tối ưu, không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng…

 

Việc chăm sóc cây đậu nành theo tiêu chuẩn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận của người trồng nhằm đảm bảo hạt đậu nành dược liệu thu hoạch được có hoạt chất tối ưu khi đưa vào sản xuất dược phẩm. Trong quá trình canh tác, không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, bởi vậy, các loại sâu ăn lá cũng phát triển rất mạnh, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho quả thì người trồng phải thường xuyên theo dõi, hái bỏ tất cả các lá bị sâu bằng tay để loại trừ mầm bệnh, tránh gây hư hại cho những cây mạnh khỏe. Cây đậu nành dược liệu cho thu hoạch sau 3 tháng trồng. Quả đậu nành thu hoạch được sẽ được phơi khô từ 2 đến 3 nắng rồi mới bóc vỏ và đưa vào các khâu xử lý tiếp theo để sản xuất ra các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên dụng. 

 

Xem thêm: Món ngon từ đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành dược liệu

+ Mầm đậu nành: Đây là chế phẩm đầu tiên và dễ thu hoạch, sử dụng ngay đậu nành khi nảy mầm, dạng tươi. Cách trồng mầm đậu rất dễ tuy nhiên hàm lượng isoflavone có trong mầm đậu nành mới ở dạng thô, rất khó hấp thu và hàm lượng khá thấp. Bởi vậy, mầm đậu nành thường được liệt vào danh sách thực phẩm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng hơn là một dược liệu.

 

+ Bột đậu nành: Đây là dạng khô của mầm đậu đã được nghiền nhỏ thành bột và có thể uống bằng cách hòa tan vào nước. Bột đậu nành là dạng chế biến rất thô sơ nên chủ yếu không loại bỏ được các tạp chất, không chắt lọc được hoạt chất chính, nên hàm lượng hoạt chất cũng rất thấp vầ khó hấp thu tương tự với giá đậu nành. Chị em phụ nữ chỉ nên sử dụng với mục đích là bổ sung dinh dưỡng, protein và chất xơ, còn hiệu quả giúp tăng cường nội tiết tố nữ không cao.

 

+ Tinh chất mầm đậu nành: Đây là dạng chiết xuất cô đặc của mầm đậu nành. Trong quá trình chiết xuất, các nhà sản xuất sẽ loại bỏ tạp chất và các chất không có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ, chỉ giữ lại các hoạt chất có tác dụng bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ. Do đó hàm lượng hoạt chất rất cao, dễ hấp thu và đem đến hiệu quả bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ cao. Với công nghệ hiện đại, các công ty dược đã có thể bào chế được Nano mầm đậu nành – là hoạt chất Isoflavone dưới dạng nano mét, giúp bổ sung nội tiết tố nữ và tăng khả năng hấp thu lên 40 lần so với các loại thông thường.

 

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa hàm lượng estrogen thực vật cao, được các chị em sử dụng rộng rãi đặc biệt để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bột và sữa mầm đậu nành là các chế phẩm đậu nành ở dạng thô rất khó hấp thụ được hết các tinh chất cần thiết nếu chưa qua quá trình chiết xuất. Do đó, để bổ sung hay cân bằng nội tiết tố nữ, nên ưu tiên bổ sung bằng tinh chất để đạt hiệu quả cao.

 

 

Thảo luận về chủ đề này
Danh mục

Giỏ hàng