Giảo cổ lam trong dân gian
Trung Quốc là một trong những quốc gia có truyền thống sử dụng lâu đời và có nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu thảo dược ở khu vực Đông Á. Một số loài cỏ cây đặc biệt được đặt thêm tên gọi dựa theo lợi ích tuyệt vời của nó với con người, và giảo cổ lam là một loài như thế.
Đây vốn là loài thảo dược quý được giới bậc vương tôn quý tộc ưa dùng, và người Trung Quốc xưa gọi Giảo cổ Lam bằng một cái tên vô cùng đặc biệt: Cỏ trường sinh.
Vậy công dụng thực sự của Giảo cổ lam là gì? Nó thực sự có tác dụng trường sinh hay dựa vào đâu mà nó được gọi bằng cái tên mỹ miều như vậy?
Giảo cổ lam là loại cây sinh sống ở khu vực núi cao, khí hậu ẩm lạnh từ 1.500-2.000m trên mực nước biển. Trong tự nhiên, nó mọc nhiều ở khu vực núi cao miền nam Trung Quốc, Nhật Bản, trên bán đảo Triều Tiên và một số ít ở Việt Nam.
Giảo cổ lam là loại dược liệu quý được ưa chuộng từ lâu đời ở nhiều nước Đông Á, ngoài Trung Quốc thì người Nhật Bản, Triều Tiên hay Việt Nam cũng đánh giá rất cao.
Tại Nhật bản, loài cây này được gọi bằng một tên vô cùng tao nhã “phúc ẩm thảo”. Thời phong kiến, các vương tôn quý tộc thường sử dụng để tăng cường sinh lực và kéo dài tuổi thọ. Các cung phi cũng thường sử dụng như một loại dược liệu đặc biệt để tăng cường nhan sắc.
Bằng chứng lịch sử
Lịch sử ghi lại của Giảo Cổ lam bắt nguồn từ thời nhà Minh (1368-1644) khi nó được khai thác hoang dã để làm thực phẩm. Lịch sử y học của loại thảo mộc quý này bắt đầu từ năm 1578 sau Công nguyên, khi một nhà thảo dược học nổi tiếng, Li Shi-Zhen, đưa vào một bản phác thảo và mô tả về Giảo cổ lam trong cuốn sách cổ điển của ông, Bản thảo cương mục (Compendium of Materia Medica).
Ông mô tả công dụng của loại thảo mộc này trong việc điều trị chứng tiểu ra máu, phù nề và đau họng, nhiệt và phù cổ, khối u và chấn thương.
Người dân ở các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây và Tứ Xuyên ở vùng núi phía nam Trung Quốc có truyền thống sử dụng Giảo cổ lam như một loại nước uống thay cho trà xanh. Một cuộc điều tra dân số năm 1970 ở Trung Quốc cho thấy ở những vùng này có tỷ lệ người cao tuổi cao, nhưng tỷ lệ mắc các bệnh thường gây ra lão hóa thấp.
Điều này làm các nhà khoa học thắc mắc và và họ đã bắt tay thực hiện một loạt các nghiên cứu về các đặc tính chống lão hóa có thể có của Giảo cổ lam, mở đầu là Nhóm Nghiên cứu Y học Phương Tây Cổ truyền Trung Quốc kết hợp của Qu Jing. Cho đến nay, đã có hơn 300 bài báo khoa học được xuất bản về loài cây thảo dược kỳ diệu này.
Tìm hiểu thêm: 4 cây thuốc quý cực tốt cho tim mạch từ cổ chí kim
Cơ chế tác động
Đúc rút, tổng hợp kết quả từ hơn 300 bài nghiên cứu, các nhà khoa học đã rút ra một số điểm chính về cơ chế tác động của Giảo cổ lam.
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt-pho cùng một số loại acid amin.Với hàm lượng saponin vô cùng cao, hoạt động thích nghi là ứng dụng chính của Giảo cổ lam. Theo Selye, Brekhman và Eclectics – nhóm nhà nghiên cứu thuộcĐại học y khoa bang Michigan, Hoa Kỳ, các chất thích nghi có ba đặc điểm:
• Vô hại đối với cơ thể, an toàn và không độc hại
• Không cụ thể trong hành động
• Có tác dụng bình thường hóa
Người ta tìm thấy trong Giảo cổ lam có sự góp mặt của một số enzym cần thiết cho các phản ứng oxy hóa khử như superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (Gpx) và catalase (CAT),axit alpha lipoid (ALA), coenzyme Q10, selen, đồng, magiê, carnitine và vitamin B1 và B2.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, 51 bệnh nhân được cho dùng chiết xuất Giảo cổ lam, 60 mg TID trong 2 tháng, và nhóm khác gồm 40 bệnh nhân được cho dùng giả dược. Kết quả thấy nhóm dùng chiết xuất có nồng độ SOD trong hồng cầu tăng, mức peroxidase lipid giảm và tăng chỉ số trí nhớ so với nhóm giả dược.
Hoạt động chống oxy hóa của Giảo Cổ lam có thể có khả năng bảo vệ các mô chống lại tổn thương do oxy hóa, làm giảm sự phát triển của các căn bệnh mãn tính, làm chậm quá trình lão hóa, góp phần tăng cường trí nhớ và khả năng học tập, đồng thời giúp trẻ hóa tất cả các hệ thống cơ thể, tăng năng lượng tổng thể.
Chiết xuất Giảo cổ Lam với thành phần gypenoside XLIX của nó đã chứng minh khả năng điều chỉnh chứng viêm thông qua ức chế NF Kappa B (NFKB là chất xúc tác cho một chuỗi các phản ứng dây chuyền, hay con đường, dẫn đến cảm giác đau và sự phá hủy mô trong các bệnh viêm). Hoạt động chống viêm này có thể bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản và thần kinh.
Một công dụng khác của Giảo Cổ lam là điều hòa Nitric oxide (NO), tăng và giảm sản xuất chúng khi cần thiết. Điều hòa NO là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan trong cơ thể. Nếu quá cao hoặc quá thấp, nó có thể là một yếu tố góp phần đáng kể vào bệnh tật.
Đặc biệt, trong hệ thống tim mạch (CV), NO đã được xác định là một phân tử tín hiệu. Với chức năng điều hòa NO, những người sử dụng giảo cổ lam sau một thời gian sẽ thấy một số kết quả sau:
• Giãn nở mạch máu, tăng lưu lượng máu
• Can thiệp vào cơ chế đông máu và giảm huyết khối
• Cải thiện mức lipid, baogồm LDL, HDL và VLDL
• Ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đối với thành mạch, giảm cơ hội hình thành mảng bám.
• Điều hòa huyết áp.
Một số nghiên cứu khác cho thấy Giảo cổ lam đã được chứng minh là làm tăng chức năng thận. Theo đó, những bệnh nhân sử dụng chiết xuất Giảo cổ lam trong thời gian từ 3-6 tháng, có thay đổi rõ rệt về sửa chữa bộ máy cầu thận và tăng độ lọc cầu thận.
Các bệnh thoái hóa thần kinh có thể liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống, cũng như các chất độc trong môi trường. Một số lượng lớn bệnh nhân biểu hiện bệnh Parkinson, ALS và bệnh Huntington, cũng như thách thức quá lớn của chứng sa sút trí tuệ Alzheimers.
Điều trị các biểu hiện bệnh nằm sâu trong hệ thần kinh đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp. Bởi vậy, sự điều chỉnh oxit nitric dường như là một yếu tố quan trọng và các loại thực phẩm chống oxy hóa và các loại thảo mộc tạo ra chất chống oxy hóa có thể có vai trò trong việc điều trị các căn bệnh về thần kinh.
Giảo cổ lam được chứng minh có khả năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. Một nhóm 20 bệnh nhân người Trung Quốc được cho sử dụng Giảo cổ lam trong suốt 12 tuần cho kết quả lạc quan với lượng đường huyết, HbA1c và kháng insulin giảm đi đáng kể so với nhóm dùng giả dược.
Còn một số tính năng khác của Giảo cổ lam mà mọi người thường ít để ý đến, như hỗ trợ sinh sản ở cả nam và nữ, kiểm soát cân nặng và giảm béo phì, khả năng tăng sức bền và sức chịu đựng.
Một cây thảo dược mà nhiều chức năng tới như vậy, ai cũng có thể dùng mà hoàn toàn không phải lo lắng về tác dụng phụ.Chắc hẳn người Trung Quốc phải trải qua nhiều năm kinh nghiệm, mới nghĩ ra được cái tên hay ho vậy. Loại cây đó, có tên là cỏ trường sinh, là thật hay là hư danh, khi đọc được tới đoạn này, có lẽ ai cũng đã có câu trả lời chắc chắn rồi.