Siêu khuyến mãi giảm giá sốc

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu. Liệu bạn có rơi vào danh sách này không?

Vi Thị Thảo Vân | 10/02/2023

 

Mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, là căn bệnh phổ biến thuộc hàng đầu ở Việt Nam.

 

Đây cũng là căn bệnh tấn công sức khỏe nhiều nhất trên thế giới. Với khả năng gây ra các biến chứng như vôi hóa, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, béo phì, tiểu đường, gút…, nếu không phá hiện và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

 

Thành phần chính của Lipid máu

Lipid máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể, bao gồm triglycerid (TG), cholesterol (CT), phospholipid, và một số chất khác ít quan trọng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần trực tiếp liên quan đến bệnh mỡ máu chính là cholesterol và triglyceride.

 

Cholesterol là thành phần quan trọng nhất của lipid máu, và tồn tại phần lớn ở dạng kết hợp với lipoprotin. Bản thân cholesterol lại chia ra làm hai loại: Cholesterol xấu (LDL Cholesterol) và tốt (HDL Cholesterol).

 

HDL Cholesterol

 

Chiếm 1/4 đến 1/3 tổng cholesterol trong máu. Loại này được các HDL vận chuyển từ các tế bào về gan và được đảo thải ra ngoài bằng đường mật, đồng thời vận chuyển khỏi các mảng xơ vữa và có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa cùng các biến cố tim mạch khác.

 

Bởi vậy nó được gọi là cholesterol tốt.

 

LDL cholesterol

 

Loại này được các LDL vận chuyển tới các tế bào. Do tế bào cũng có khả năng tự điều hòa sản xuất cholesterol, nên sẽ có trường hợp bị dư thừa cholesterol, các LDL tồn lưu trong máu, và tích tụ lại dẫn đến tình trạng tăng LDL trong máu.

 

Các nghiên cứu y học cho thấy, chính LDL là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Sự ứ đọng của cholesterol trong máu đến mức độ nhất định, sẽ gây ra các mảng xơ vữa trong động mạch, bởi vậy nó được gọi là các cholesterol xấu.

 

Triglycerid (TG)

 

Đây chính là dạng dự trữ ở các lớp mỡ dưới da, và thay đổi theo chế độ ăn và trạng thái của cơ thể. Tăng triglycerides trong máu sẽ dẫn đến tăng lượng cholestrol xấu và giảm cholesterol tốt, từ đó dẫn đến bệnh mỡ máu.

 

Khi máu nhiễm mỡ thì tỷ lệ các thành phần lipid máu sẽ thay đổi theo 4 hướng, cụ thể:

- Tăng cholesterol toànphần.

- Tăng LDL-cholesterol.

- Tăng triglyceride.

- Giảm HDL-cholesterol.

 

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu?

Mỡ máu là bệnh thường gặp ở những người trung tuổi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại nhưng thiếu lành mạnh, bệnh nhân mắc mỡ máu ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

 

Nhóm béo phì, thừa cân

 

Theo thống kê, có tới 80 đến 90% số bệnh nhân béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Thừa cân, béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao.

 

Việc dung nạp quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật như bơ, mỡ động vật, các thực phẩm đóng hộp, ca cao… từ lâu đã được khuyến cáo là có hại cho sức khỏe.

 

 

Ngay cả người khỏe mạnh cũng cần phải kiểm soát lượng chất béo vào cơ thể, nếu bạn thấy mình đang bị thừa cân thì cần thận trọng hơn. Đặc biệt hạn chế dùng đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

 

Tìm hiểu thêm: Có nên phòng ngừa và điều trị bệnh mỡ máu bằng thảo dược

 

Nhóm dùng chất kích thích, uống nhiều bia rượu

 

Nhậu nhẹt là một thói quen khó bỏ, và hậu quả phải đánh đổi chính là sức khỏe của bạn. Uống bia rượu nhiều là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề như xơ gan, viêm loét dạ dày, tim mạch huyết áp, gan nhiễm mỡ và mỡ máu…

 

 

Theo khuyến cáo, những người đàn ông khỏe mạnh dưới 50 tuổi không nên uống nhiều hơn 700ml bia trong 1 ngày; đàn ông từ 50 tuổi và phụ nữ mức cho phép là dưới 350 ml 1 ngày.  Riêng rượu thì nên giới hạn trong mức 30-60ml/ngày. Sử dụng vượt mức trên sẽ dẫn đến tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu.

 

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến Nam giới dễ mắc bệnh tim mạch sớm hơn phụ nữ?

 

Nhóm có tiền sử bệnh tiểu đường, thận hư, suy giáp, bệnh gan

 

Thống kê từ trung tâm phòng ngừa và kiếm soát bệnh tật của Hoa Kỳ cho thấy, có đến hơn 70% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị rối loại lipid máu.

 

Mỡ máu và tiểu đường chính là hai bệnh lý chuyển hóa phổ biến hiện nay và trở thành mối nguy hại lớn cho sức khỏe. Trong số hơn 50.000 bệnh nhân chết vì tiểu đường mỗi năm ở Việt Nam, hơn một nửa bị rối loạn mỡ máu.

 

Những người bị tiểu đường kèm mỡ máu, sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần những người tiểu đường thông thường.

 

Nhóm sử dụng thuốc trong thời gian dài.

 

Các bệnh nhân tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ, không đúng cách và liều lượng, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh mỡ máu cao hơn những người bình thường khác.

 

Nếu bạn thấy mình thuộc nhiều hơn 02 nhóm kể trên, thì chắc chắn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu sẽ cao hơn bình thường, và cần lưu ý kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh chế độ sinh hoạt để kiểm soát và giảm nguy cơ bệnh tật.

 

Mỡ máu là căn bệnh gây ảnh hưởng lan rộng, nhưng các bệnh nhân thường chủ quan vì nó có rất ít các triệu chứng ban đầu nên rất khó phát hiện nếu không đi kiểm tra. Chỉ khi bệnh trở nặng, đã hình thành các mảng báml ớn ở tim, gan và các cơ quan nội tạng khác gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

 

Bởi vậy, tự chăm sóc bản thân tốt để phòng tránh mỡ máu và các nguy cơ bệnh tật khác nên nằm trong danh sách hàng đầu những ưu tiên trong cuộc sống của mỗi người.

 

Tìm hiểu thêm: 4 cây thuốc quý cực tốt cho tim mạch từ cổ chí kim

 

 

Danh mục

Giỏ hàng