Trầm cảm sau sinh là nỗi khiếp sợ mà nhiều bà mẹ từng trải qua. Ở mức độ nghiêm trọng, nó hoàn toàn có thể trở thành mộ câu chuyện buồn không chỉ ảnh hưởng tới bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé và thậm chí là hạnh phúc của một gia đình. Không chỉ những mẹ sống trong hoàn cảnh bí bách, mệt mỏi, ức chế,… nhiều mới gặp phải; thực tế là có những mẹ cuộc sống rất “suôn sẻ” mà vẫn mắc phải chứng bệnh này. Có nhiều nguyên nhân cùng tác động gây ra tình trạng không mong muốn này, một trong số đó là rối loạn nội tiết.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc và suy nghĩ của các bà mẹ sau sinh. Đây là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố sau khi sinh con với tỷ lệ xảy ra từ 10–20% trong tổng số các bà mẹ. Bệnh được đặc trưng vởi sự giảm khí sắc kéo dài trong năm sau khi sinh (tỷ lệ 15% trong ba tháng sau sinh và 15-25% trong năm đầu tiên sau sinh). Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm thay đổi tâm trạng, buồn chán, khó chịu, lo lắng, tuyệt vọng, lo âu tới thay đổi khẩu vị.
Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh?
Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau, phụ nữ có thể nghĩ đến bệnh trầm cảm sau sinh:
Rối loạn về cảm xúc, suy nghĩ: Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay cáu bắn bực bội và thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
Rối loạn về sức khỏe: Mất ngủ hoặc ngủ chập chờn, mất tập trung, đau nhức đầu và dạ dày, không muốn ăn nhưng một số người lại ăn rất nhiều
Rối loạn về hành động: Điển hình là mất kiểm soát hành vi, ngại tiếp xúc với người khác, không muốn gần gũi con. Ở tình trạng nặng có thể có hành vi làm hại đến bản thân và con.
Tại sao phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết tố nữ sau sinh?
Buồng trứng là nơi sản sinh ra các nội tiết tố nữ – hormone quyết định đến sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý nữ. Trong thời gian mang thai, hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao đột biến, và nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi tác động đến sự sinh nở của người mẹ, gây ra giãn dây chằng xương chậu và tăng sự đàn hồi của khớp mu, giúp thai có thể ra ngoài dễ dàng hơn khi chuyển dạ.
Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về nội tiết tố nữ
Suy giảm nội tiết tố nữ là vấn đề xảy ra đầu tiên sau khi sinh con. Khi này, cơ thể mẹ cần tiết nhiều sữa để nuôi con, bởi vậy việc sản sinh estrogen sẽ bị ức chế tối đa, nhường chỗ cho prolactin – hormon được sinh ra từ tuyến yên và có vai trò trong việc tiết sữa. Nếu phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì sự tụt giảm estrogen càng sâu hơn nữa. Sự thiếu hụt này gây ra hàng loạt vấn đề có biểu hiện rõ rệt, dễ nhận ra như mất kinh, khô âm đạo, rụng tóc, nám da… Chỉ khi nào mẹ dừng cho con bú thì việc sản sinh estrogen mới được khôi phục lại bình thường. Tuy nhiên, những bà mẹ sinh con sau tuổi 30 hoàn toàn có thể gặp vấn đề trong việc tái thiết lập sự cân bằng hormone trong cơ thể, bởi khi này việc sản sinh estrogen bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố, tiêu biểu là tuổi tác, lối sống, sử dụng thuốc tránh thai… Và thực tế ghi nhận có đến 60% phụ nữ sau khi ngưng cho bú, vẫn phải đổi mặt với các triệu chứng của việc rối loạn nội tiết.
Bên cạnh vấn đề nội tiết, áp lực làm mẹ và chăm sóc con cái làm cho phụ nữ sau sinh luôn căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến tâm trạng và sức khỏe của không chỉ của mẹ mà còn của em bé.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cuộc đời người phụ nữ
Mối liên hệ giữa rối loạn estrogen và trầm cảm sau sinh?
Estrogen có liên hệ mật thiết tới cảm xúc và suy nghĩ của nữ giới. Khi nội tiết tố thay đổi, cảm xúc của nữ giới sẽ thay đổi theo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ đang trong những năm sản xuất estrogen cao nhất hoặc chuyển sang thời kỳ mãn kinh có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những rối loạn này thường xuyên hơn phụ nữ sau mãn kinh.Ví dụ dễ hiểu nhất là những ngày đèn đỏ, chị em dễ bị căng thẳng, và nổi cáu hơn những ngày bình thường. Với bà mẹ sau sinh cũng vậy. Ngay khi em bé được trào đời, nhau thai bong ra đã làm người mẹ mất đi một nguồn cung hormone đáng kể. Nồng độ estrogn và progesterone tụt giảm kéo theo thay đổi tâm trạng. Thông thường, sự thay đổi cảm xúc này sẽ được ổn định lại sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ có thể đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ estrogen, khiến họ dễ bị trầm cảm hơn khi mức độ này giảm xuống.
Các chuyên gia đã cố gắng tìm ra cách các hormone có thể liên quan đến chứng trầm cảm. Nhóm nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Wendy Marsh tại trường Đại học Y khoa Massachusetts năm 2017 đã tập trung vào estradiol. Đây là dạng estrogen chính có trong những năm sinh sản của phụ nữ. Kế quả tìm ra, Estradiol ảnh hưởng đến mức độ serotonin, một chất hóa học trong não có liên quan đến chứng trầm cảm.
Xem thêm: Nếu không bổ sung nội tiết tố phụ nữ sau 30 sẽ ra sao?
Khi người mẹ thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ bị trầm cảm sau sinh thì nên tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được. Trong trường hợp xác định được nguyên nhân trầm cảm có liên quan tới nội tiết tố, thì sự đồng hành của những người thân lại càng vô cùng cần thiết bên cạnh điều trị về y tế. Nhưng hơn hết, vai trò quan trọng nhất, vẫn là chính bản thân người mẹ. Cần thiết phải lắng nghe cơ thể và cảm xúc của mình, làm những việc mà bản thân yêu thích, chăm sóc sức khỏe thật tốt bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin, nuôi dưỡng một tinh thần thoải mái để có thể hưởng niềm hạnh phúc được làm mẹ một cách trọn vẹn nhất.