Những nghiên cứu liên quan đến hàm lượng isoflavone đặc biệt cao của đậu nành và thực hư chuyện đậu nành gây ung thư là câu chuyện gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Bởi các hợp chất này có đặc tính oestrogen, có nghĩa là chúng hoạt động như estrogen, hormone giới tính nữ – và estrogen có thể thúc đẩy sự phát triển của một số loại ung thư. Liệu kết luận này có phải là sự thật, hay chỉ là giả thuyết chưa đủ tin cậy?
Những lo lắng và cáo buộc rằng đậu nành gây ung thư đến từ đâu?
Thật đúng là đậu nành đã được tìm thấy để thúc đẩy các tế bào ung thư tăng trưởng trong nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trong một thí nghiệm từ năm 2001, những con chuột có hệ thống miễn dịch bị ức chế và với khối u ung thư đã được cho ăn isoflavone đậu nành. Các khối u của chúng được đo trong 11 tuần, và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng isoflavone dẫn đến tăng trưởng tế bào. Những con chuột sau đó được chuyển sang chế độ ăn không có isoflavone – và các khối u của chúng đã thoái lui trong chín tuần sau đó. Một nghiên cứu khác từ năm 1999, các nhà nghiên cứu đã cấy tế bào ung thư vú ở người vào chuột và một số được cho ăn isoflavone. Họ cũng phát hiện ra rằng isoflavone trong chế độ ăn uống giúp tăng cường sự phát triển của khối u ung thư.
Nhưng một đánh giá gần đây hơn, năm 2010 của hơn 100 nghiên cứu đã kết luận rằng, về tổng thể, các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm lại cho thấy không có nguy cơ ung thư vú tăng đáng kể.
Và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác động của đậu nành đối với nguy cơ ung thư vú có thể phụ thuộc vào thời điểm chúng ta bắt đầu ăn nó. Hầu hết các nghiên cứu về dân số ở châu Á bao gồm những phụ nữ đã ăn nó từ khi còn nhỏ và có lẽ cũng đã tiếp xúc với nó khi còn trong bào thai, so với các nghiên cứu phương Tây liên quan đến những phụ nữ chủ yếu ăn đậu nành khi đã luống tuổi. Những kết luận gây tranh cãi trong giới khoa học là tiền đề để một loạt nghiên cứu chuyên sâu hơn đã được thực hiện. Bởi trong thực tế, theo nhận xét của Bruce Trock, một giáo sư dịch tễ học và ung thư tại Trường Y khoa Johns Hopkins: “không ai cho người ta ăn thức ăn đậu nành, sau đó xem xét họ có hay không bị ung thư vú theo thời gian hơn những người không được cho ăn đậu nành”. Và kết luận của những nghiên cứu chuyên sâu đã làm cho nhiều người xóa bớt đi sự hoang mang.
Xem thêm: Cách sử dụng mầm đậu nành đúng cách
Nghiên cứu mới nhất về đậu nành và ung thư
Câu chuyện bắt đầu bằng những phát hiện từ việc quan sát. Phụ nữ ở các nước châu Á, những người tiêu thụ nhiều đậu nành có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 30% so với phụ nữ phương Tây, những người ăn đậu nành ít hơn rất nhiều (ví dụ, lượng isoflavone trung bình của người bình thường ở Nhật Bản là từ 30 đến 50mg, so với ít hơn 3mg ở người dân Châu Âu và Hoa Kỳ).
Đậu nành liên quan đến việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư vú. Bà Fang Fang Zhang, phó giáo sư tại Đại học Tufts ở Massachusetts, đã thực hiện nghiên cứu với 6.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú sống ở Mỹ và nhận thấy ở những người tiêu thụ nhiều đậu nành, tỷ lệ tử vong giảm 21% . “Lợi ích của đậu nành là mạnh nhất ở những phụ nữ bị ung thư vú âm tính với thụ thể hormone, một loại ung thư vú tích cực hơn khi khối u thiếu thụ thể estrogen và progesterone, và do đó, không đáp ứng tốt với các liệu pháp hormone. “Phát hiện của chúng tôi cho thấy, đối với những phụ nữ bị ung thư vú âm tính với thụ thể hormone, tiêu thụ thực phẩm đậu nành có thể có tác dụng có lợi để cải thiện khả năng sống sót” bà Zhang Zhang cho hay.
Leena Hilakivi-Clarke, giáo sư ung thư tại Đại học Y Georgetown ở Washington cho biết, Nếu đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú, có thể là do isoflavone của nó có thể tăng cường apoptosis: một cơ chế được lập trình di truyền giúp các tế bào tự hủy hoại khi DNA bị tổn thương mà chúng không thể sửa chữa. Không có quá trình này, các tế bào bị hư hỏng có thể hình thành ung thư.
Trong một công bố, các nghiên cứu viên chỉ ra răng, các cộng đồng gốc Á, ví dụ gốc Trung, hay gốc Hàn, có thể tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ đậu nành tốt hơn vì tổ tiên của họ đã ăn nó hàng ngàn năm. Điều này có thể giải thích tại sao nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong khi những người nhập cư từ các nước châu Á sang Mỹ có nguy cơ mắc ung thư vú dù ở thế hệ thứ hai, thì nguy cơ của họ vẫn thấp hơn người phương Tây ngay cả khi họ áp dụng chế độ ăn kiêng giống nhau.
Mindy Kurzer, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Minnesota cho biết, việc bắt đầu tiêu thụ các sản phẩm đậu nành ở độ tuổi sớm hơn có thể làm cho đậu nành có lợi hơn. Các dữ liệu lâm sàng và dân số cho thấy lượng đậu nành tiêu thụ hàng ngày có thể giảm một nửa tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. (trong khi đó dùng thuốc estrogen sẽ làm giảm 75%)
Xem thêm: Uống mầm đậu nành có béo không?
Uống đậu nành sớm cũng đã được tìm thấy để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trên thực tế, các nghiên cứu về dân số cho thấy lượng isoflavone có thể là nguyên nhân gây ra các tỷ lệ bệnh tim mạch khác nhau giữa các nước châu Á và phương Tây. Điều này là do đậu nành đã được tìm thấy để làm giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) có hại trong máu, có nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu nành thường được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và thay thế cho thịt đỏ, loại thực phẩm có tăng khả năng mắc bệnh tim và ung thư cao những thập niên gần đây.
Các nghiên cứu cho thấy rằng đậu nành được chế biến càng nhiều thì mức độ isoflavone càng thấp. Lợi ích của đậu nành cũng phụ thuộc vào loại chúng ta tiêu thụ. Hàm lượng Isoflavone khác nhau trong đậu nành chưa qua chế biến, chẳng hạn như đậu edamame, so với thực phẩm đậu nành chế biến – và thực phẩm càng gần đậu nành, mức isoflavone càng cao. Edamame có khoảng 18mg isoflavone trên 100g, trong khi sữa đậu nành có từ 0,7 đến 11mg.
Kết luận
Thực hư chuyện đậu nành gây ung thư đã phần nào được làm sáng tỏ. Không có nghiên cứu nào là hoàn hảo, và như các nghiên cứu dinh dưỡng khác, các phát hiện thường cho mang tính tương đối. Mặc dù vậy, sự đồng thuận rõ ràng chỉ ra lợi ích sức khỏe lớn hơn từ việc ăn đậu nành.
Được sử dụng ở nước châu Á như một thực phẩm truyền thống trong nhiều thiên niên kỷ, đậu nành chỉ là một phần phổ biến trong chế độ ăn uống của phương Tây trong khoảng 60 năm. Tuy vậy, giờ đây, nó đã góp mặt tại vô số các sản phẩm thay thế như sữa đậu nành, bánh mì kẹp đậu nành và các loại thay thế thịt từ đậu nành khác – không kể đến các sản phẩm làm từ đậu nành truyền thống như đậu phụ, tempeh, sữa đậu nành, miso và nước tương…, và được bày bán ở mọi gian hàng trên khắp siêu thị từ châu Á tới châu Âu, từ châu Đại Dương đến châu Phi, châu Mỹ. Điều này đủ để chứng minh một điều, đậu nành đã trở nên vô cùng phổ biến và thân thiết với cuộc sống của chúng ta đến nhường nào, và lợi ích mà nó mang lại là không thể tranh cãi, và hẳn là cao hơn rất nhiều lần so với các rủi ro (tiềm tàng) mà nó có thể sẽ mang lại.