Xã hội càng hiện đại, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe càng tăng cao. Một trong những dòng sản phẩm được chị em truyền tai nhờ khả năng lưu giữ thanh xuân, cả từ bên trong lẫn bên ngoài chính là những dòng chứa isoflavones từ đậu nành. Được săn lùng thường xuyên, nhưng liệu chị em đã biết isoflavones đậu nành có tác dụng gì, làm thế nào để chiết xuất được chưa?
Isoflavones đậu nành có tác dụng gì?
Isoflavone là một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật), được tìm thấy chủ yếu trong cây họ đậu, trong đó dồi dào nhất là ở đậu nành (đậu tương). Theo nghiên cứu khoa học, 1g protein đậu nành có từ 2 tới 4 mg isoflavone.
Bởi có cơ chế hoạt động giống estrogen, nên Isoflavones có khả năng giúp cân bằng lượng estrogen cho cơ thể giúp bảo vệ sức khoẻ cũng như duy trì sắc đẹp cho phụ nữ. Cụ thểm nó tác động để làm chậm quá trình lão hóa buồng trứng, loại bỏ các gốc tự do và các vết nám, giúp bổ sung nội tiết tố, cung cấp và cân bằng hàm lượng estrogen bị hao hụt trong cơ thể, làm cho da thêm săn chắc, đặc biệt ngăn chặn quá trình lão hoá da hiệu quả.
Khả năng chống oxy hóa đáng kinh ngạc. Một nghiên cứu của Trường Y Mount Sinai New York 1997 cho thấy rằng isoflavone có thể chống lại quá trình oxy hoá. Theo đó, genistein (một thành phần của isoflavones) sẽ giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch, đồng thời bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị hư hại bởi sự tấn công của các chất gây chứng ung thư da.
Giúp giảm nguy cơ loãng xương. Isoflavones bắt chước tác dụng của estrogen tự nhiên trên xương. Theo lý thuyết, nó tăng cường hoạt động của các tế bào xương và giảm hoạt động của tế bào hòa tan xương. Các nghiên cứu cho thấy, isoflavones đậu nành có khả năng tăng mật độ khoáng trong xương lên 54% tại các đốt sống vị trí L2-L4 ở phụ nữ dùng liều trên 75 mg mỗi ngày.
Các nghiên cứu lâm sàng tại Mayo Clinic (Hoa Kỳ) về isoflavone đậu nành cho thấy chúng có lợi cho việc cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa đổ mồ hôi, hồi hộp cáu gắt, mất ngủ, khô hạn, giảm ham muốn…
Quy trình chiết xuất?
Để đảm bảo hoạt chất trong dịch chiết đậu nành, tùy vào thời điểm thu hoạch quả mà để lựa chọn sử dụng đậu nành tươi hoặc khô để chiết xuất. Hiện tại, có 2 phương pháp chiết xuất để tạo ra dịch chiết phổ biến là chiết xuất ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngấm kiệt ở nhiệt độ thường) hay chiết xuất ở nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc, ngấm kiệt nóng).
Có ba quá trình quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:
+ Sự hòa tan của chất tan vào dung môi.
+ Sự khuyếch tán của chất tan trong dung môi.
+ Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật.
Quy trình chiết xuất có thể được minh họa bằng sơ đồ dưới đây.
Ngoài các kỹ thuật chiết cổ điển trên, các kỹ thuật chiết mới như chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, vi sóng, chiết chất lỏng quá tới hạn, chiết dưới áp suất cao v.v… đã được phát triển để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng chiết xuất. Trong số đó, chiết xuất hỗ trợ siêu âm nâng giúp cao hiệu quả chiết, đảm bảo được hoạt tính chống oxi hóa của các hợp chất isoflavone và rút ngắn được thời gian chiết, chứng tỏ là công nghệ khả thi cho quá trình phát triển công nghiệp chiết xuất bền vững.
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, an toàn từ thiên nhiên. Bởi vậy, để có sản phẩm chất lượng tốt, tại nhiều cơ sở sản xuất dược liệu có thành phần từ chiết xuất đậu nành, các chuyên gia sẽ sử dụng đậu nành chuyên dụng, hay còn gọi là đậu nành dược liệu. Đây là loại đậu không biến đổi gen, được nuôi trồng dưới sự giám sát kỹ thuật chặt chẽ trong suốt quá trình từ gieo hạt tới khi thu hoạch để đảm bảo hoạt chất và nồng độ isoflavones ở mức cao nhất. Đồng thời, nếu chiết xuất từ mầm đậu nành, thì các hạt ủ lấy mầm bắt buộc phải trải qua các bước chọn lọc bởi đội ngũ kĩ sư giàu kinh nghiệm và các thiết bị phân tích hiện đại. Chỉ những hạt đáp ứng yêu cầu về thành phần dinh dưỡng, hoạt tính sinh học mới được sử dụng trong quy trình ủ mầm và sau đó là chiết xuất để cho ra thành phẩm. (Xem link bài đậu nành dược liệu).
Xu hướng ngành công nghiệp làm đẹp hiện nay đều hướng tới các tiêu chuẩn “xanh’ cả về kỹ thuật và nguồn nguyên liệu, bởi vậy, một sản phẩm isoflavones đậu nành chất lượng, điều đầu tiên phải đảm bảo, chính là một quy trình chiết xuất là tinh lọc và tinh xanh, sạch, tốt về chất lượng, an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.