Xơ vữa động mạch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Rất nhiều bệnh nhân bỏ qua những dấu hiệu ban đầu, chỉ khi bệnh âm thầm trở nặng thì mới lo chữa trị. Cũng bởi vậy mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
Xơ vữa động mạch hình thành như thế nào?
Xơ vữa, hay còn gọi là xơ cứng động mạch, là tình trạng thành mạch máu bị xơ cứng bởi các mảng xơ vữa, làm cho long mạch bị hẹp, gây cản trở hoặc thậm chí là làm tắc nghẽn lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể như tim, thận, não, ruột… các mảng xơ vữa này hoàn toàn có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu, làm tổn hại tới các mô hoặc các cơ quan.
Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng chưa rõ rệt, bệnh khó bị phát hiện. Chỉ khi bệnh phát triển đến mức độ nhất định, khiến một số cơ không được cung cấp đủ máu, thì các biểu hiện lâm sàng của nó mới trở nên rõ rệt. Các dấu hiệu cơ bản dễ thấy có thể kể đến: Các cơn đau tức ngực kéo dài, các cơn đau kiểu như chuột rút ở cẳng chân…
Ngoài yếu tố di truyền, bệnh xơ vữa động mạch liên quan mật thiết đến bệnh thừa cân, béo phì và thừa cholesterol trong máu do tiêu thụ nhiều chất béo và mỡ từ động vật, lười vận động, hút thuốc lá. Các nguyên nhân này chủ yếu do lỗi sống không lành mạnh mà sinh bệnh.
Những mảng xơ vữa động mạch hình thành bởi sự tích tụ của những mảng bám dọc theo thành động mạch bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do sự lắng đọng của các chất béo, canxi, cholesterol LDL hoặc một số chất khác trong máu.
Các dạng xơ vữa động mạch thường gặp
Bệnh xơ vữa động mạch thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể khởi phát ở cả những người trẻ tuổi.Những mảng xơ vữa này có thể hình thành ở bất kỳ vị trí hay cơ quan nào trên cơ thể, thường gặp nhất là:
Xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành có nhiệm vụ cung cấp máu giàu oxy để nuôi dưỡng tim. Một khi động mạch này bị xơ vữa dẫn đến tắc nghẽn, sự lưu thông máu đến tim bị cản trở dẫn tới các dấu hiệu như các cơn đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, đau đầu và tê mặt.
Tình trạng thiếu máu nếu kéo dài sẽ khiến khả năng co bóp của cơ tim giảm, là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh suy tim. Ở thể nặng hơn, các mảng xơ vữa có thể bị vỡ tạo ra các cục máu đông bị kín hoàn toàn long mạch. Khi này, cơ tim không nhận được máu sẽ dẫn đến hoại tử, và gây ra các cơn nhồi máu cơ tim với biểu hiện là đau dữ dội vùng ngực.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể làm bệnh nhân đột tử. Thực tế cũng ghi nhận các ca đột tử chiếm đến 10% tổng số ca nhồi máu cơ tim, một con số tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào.
Xơ vữa động mạch cảnh
Đây là các động mạch chuyên dẫn máu tới não – bộ phận vô cùng quan trọng mà một chút tổn thương nhẹ tới não cũng ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe của con người.
Tương tự như ở tim, các mô não khi không đủ máu sẽ bị chết và việc điều khiển các dây thần kinh cũng bị liên lụy. Dấu hiệu hay gặp có thể kể đến là chóng mặt đau đầu, xuất hiện các cơn choáng, buồn nôn…
Biến chứng thường thấy khi mô não bị tổn thương có thể là mất thị lực, liệt nửa người hoặc toàn thân và đột quỵ. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân chết vì đột quỵ chiếm tới 30% các ca biến chứng do xơ vữa động mạch cảnh.
Xơ vữa động mạch ngoại biên
Đây là các động mạch dẫn máu tới các chi. Tình trạng tắc nghẽn ở các chi không gây chết người, nhưng các chức năng vận động sẽ bị ảnh hưởng nặng, nếu không chữa kịp có thể gây hoại tử các chi.
Nếu bạn thấy các dấu hiệu như vết thương ở chi lâu lành, cảm thấy nặng nề khi vận động, bị chuột rút thường xuyên, thì nên kiểm tra khả năng xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch tuyến thận
Dấu hiệu cơ bản là ăn không ngon miệng, chân tay bị sưng không rõ lý do, giảm tập trung. Chức năng quan trọng của thận chính là lọc máu.Thận không được nuôi dưỡng tốt sẽ bị suy hoặc hư hỏng nặng, làm cơ thể suy yếu nhanh chóng. Bệnh không thể chủ quan, vì tỷ lệ sống của những người đã bị suy thận giai đoạn cuối chỉ chiếm 10-20%.
Phần lớn các biến chứng nguy hiểm kể trên xảy ra khi các động mạch xơ vữa đã ở tình trạng báo động. Bởi vậy, để đảm bảo khả năng chữa dứt điểm, rất cần thiết phải điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, khi mới mắc.
Quan trọng hơn hết, là phải xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, để đảm bảo một hệ tuần hoàn khỏe mạnh nuôi dưỡng cho cơ thể. Cuộc sống ngày càng hiện đại và văn minh, sự quan tâm đến cuộc sốngkhông chỉ dừng lại ở sự sống, mà còn là chất lượng cuộc sống.
Bởi vậy, ngoài câu chuyện ăn uống hàng ngày, các loại thảo dược hay thực phẩm tốt có khả năng tẩm bổ sức khỏe tim mạch và tăng cường sức đề kháng như nấm Linh chi, Nhân sâm, Đông trùng hạ thảo… cũng ngày càng lên ngôi và nhiều người săn đón.